-
Giỏ Hàng đang trống!
Dây cứu người thoát hiểm phòng cháy chữa cháy là gì?
06/02/2023
Cấu tạo, hướng dẫn sử dụng, và bảo quản dây cứu nạn cứu hộ
Kỹ thuật sử dụng dây cứu hộ
-
Nhận thức về dây cứu hộ cứu nạn
Dây cứu hộ được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động chữa cháy như đảm bảo an toàn cho lính chữa cháy, cứu người bị nạn, kéo các trang thiết bị, phương tiện hoặc cố định phương tiện chữa cháy vào cấu kiện xây dựng, … Trong số các loại dụng cụ cứu hộ, dây thường được sử dụng nhiều nhất. Ở Việt Nam, khi đám cháy xảy ra không chỉ ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, các cơ sở sản xuất mà còn xảy ra ở những tòa nhà cao tầng và trong tương lai là siêu cao tầng, các hoạt động cứu hộ thì việc sử dụng dây và ứng dụng vào công tác chữa cháy và cứu hộ rất cần thiết.
- Phân loại dây
- Dây cứu hộ có thể được phân loại theo chất liệu và cấu tạo: Về chất liệu, có ba loại: Sợi tự nhiên (Sợi Manila, sisal, cotton và sợi của một số loài cây khác, …), sợi tổng hợp (nylon, kremona, vinylon, Polypropylene, polyethylene,..) và thép (dây điện).
- Trong công tác chữa cháy và cứu hộ dùng chủ yếu là 2 loại dây làm từ sợi tự nhiên và sợi tổng hợp, dây làm từ sợi tư gai dầu manila và sợi nylon được sử dụng nhiều nhất. Dây cứu hộ thường được dùng nhiều nhất có đường kính 12mm. Còn dây thép là dây thường được sử dụng vào những mục đích đặc biệt.
- Về cấu tạo, dây có thể có vô số loại tùy thuộc vào cách tết và sắp xếp sợi dây mà theo cách gọi thông dụng là dây ba sợi, dây tám sợi.
* Tính chất của dây nylon.
+ Ưu điểm:
- Dây có tính chất đàn hồi cao, mềm dẻo và có khả năng chịu được lực tác động đột ngột
- Dây có thể xoắn dễ dàng
- Chịu được lực kéo căng gấp 3,5 lần so với dây làm từ sợi gai dầu manila
- Trọng lượng của dây tương đương 84% của dây làm từ sợi gai dầu manila
- Dễ phục hồi sửa chữa
+ Nhược điểm:
- Không chịu được nhiệt độ cao
- Không chịu được lực chà xát mạnh
- Không chịu được tác động của các chất hóa học
* Những yếu tố làm giảm tác dụng của dây cứu nạn cứu hộ
+ Do nút dây buộc
Đoạn dây có nút buộc là đoạn dễ đứt nhất vì nó phải chịu toàn bộ lực kéo căng của dây.
+ Do dây bị xoắn.
Nếu ta vặn dây thì dây sẽ bị xoắn, khi dây chịu lực kéo căng từ từ, dây sẽ không chịu tác động mạnh do phần xoắn gây ra. Nhưng khi kéo dây căng đột ngột, phần xoắn sẽ làm giảm khả năng chịu lực kéo của dây. Do vậy, sau khi sử dụng dây, ta nên kéo thẳng dây ra để lần sử dụng đầu hiệu quả hơn.
+ Do bị lực chà xát
Khi dây đang chịu tải bị một lực nào do chà xát vào mép của một vật, dây sẽ dễ dàng bị đứt giống như khi ta dùng dao để cắt dây. Hiện tượng này được gọi là lực chà xát.
+ Do dây bị mòn, xước.
Việc sử dụng nhiều sẽ làm dây bị mòn, xước hiện tượng này làm giảm khả năng chịu lực của dây. Vì lý do an toàn, không nên sử dụng dây đã bị mòn xước trong công tác huấn luyện và cứu hộ.
Những lưu ý chung khi sử dụng dây cứu hộ
Phải chọn loại dây có thể chịu được sức nặng của vật, chọn phương pháp sử dụng dây hiệu quả nhất và phải tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:
+ Không sử dụng dây có dấu hiệu hư hỏng hoặc đã bị ẩm, ngấm nước
+ Không giẫm lên dây hoặc kéo lê trên mặt sàn
+ Không dùng dây để kéo vật đột ngột hoặc làm dây bị trầy xước
+ Không ném dây từ trên cao xuống khi dây đang ở trạng thái cuộn và không thả vật nặng lên dây
+ Khi treo dây lên gờ, điểm nhô ra của các bộ phận kiến trúc, phải lót khăn, mảnh vải hay bất kỳ chất liệu nào khác để tránh cho dây bị hỏng, đứt, xước.
+ Không sử dụng dây khi dây đang bị xoắn hay ở tình trạng không bình thường vì điều này có thể làm cho dây bị vặn và xoắn mạnh cũng như không để dây tải vật nặng quá lâu;
+ Khi sử dụng đồng thời nhiều dây, các dây phải có màu sắc khác nhau
+ Khi bố trí dây để cứu người, tự cứu hay mang vật, phải sử dụng dây có độ dài hợp lý để không có nút buộc nào trừ đầu dây chạm đất.
Ảnh: Dây CMC cứu người thoát hiểm Phòng Cháy Chữa Cháy
b) Kiểm tra và bảo quản dây cứu hộ
* Các phương pháp cất giữ dây
Cần phải chú ý những điểm sau đây khi cất giữ dây:
+ Tránh ánh năng mặt trời chiếu trực tiếp vào dây
+ Bảo quản nơi thoáng mát và không để các cuộn dây sát nhau
+ Bảo quan nơi khô ráo, tránh ẩm thấp
+ Để xa muối và axít
+ Tránh nấm mốc và vi khuẩn
+ Bảo quản để tránh hư hỏng và xuống cấp. Khi phải treo dây lên tường không dùng đinh hay các vật treo khác có thể làm hỏng dây;
+ Không để dây trực tiếp trên sàn nhà mà phải bảo quản trên giá;
+ Không chồng các cuộn dây lên nhau hay để các vật nặng khác đè lên dây;
+ Khi sử dụng dây xong phải cuộn dây lại sao cho đường kính cuộn dây bằng một sải tay hoặc các phương pháp phù hợp khác.
* Kiểm tra dây cứu hộ
Kiểm tra dây theo trình tự dưới đây, nếu phát hiện bất kỳ điểm không bình thường nào thì phải áp dụng các biện pháp cần thiết, chẳng hạn như loại bỏ hoặc sử dụng cho các mục đích khác.
+ Đứt đoạn
+ Biến dạng
+ Rão
+ Xước, xổ
+ Ẩm hoặc khô hơn mức cho phép
+ Dính vào các vật khác
+ Đầu dây bị hỏng
* Cách bảo quản dây cứu nạn cứu hộ
+ Sau khi sử dụng dây, chiến sỹ phải tiến hành các bước bảo quản dây sau đây để giữ cho dây luôn trong tình trạng tốt cho các lần sử dụng lần sau
+ Vệ sinh bụi bẩn bám vào dây
+ Nếu dây ẩm thì phải phơi khô trong bóng râm, không phơi trực tiếp ngoài nắng hay sấy khô bằng lửa;
+ Nếu đoạn nào của dây bị dính dầu, bùn, hay các loại hóa chất khác thì cắt bỏ đoạn đó đi va tạm thời dính hoặc đốt đầu dây để đầu dây không bị dung sợi, sờn.
+ Giữ dây không bị xoắn, vặn;
+ Nếu có điểm nào trên dây bị hư hỏng, thì cắt bỏ và nối phần còn dùng được lại, hoặc có thể loại bỏ toàn bộ dây để đảm bảo an toàn.
Hiện nay Cty XNK VADISA đang nhập khẩu và cung cấp dây cứu nạn cứu hộ từ các hãng danh tiếng trên thế giới như: